72/53 ĐS4, KP6, HIỆP BÌNH PHƯỚC, THỦ ĐỨC, TP HỒ CHÍ MINH

Hotline hỗ trợ 0903.852.869 0969.852.869

Kỹ Thuật Trồng Mai

Bệnh cháy lá

Tác nhân : nấm pestalotia funerea- lớp nấm bất toàn : deuteromycetes

Triệu chứng, tác hại: bệnh chủ yếu trên lá, xuất hiện đầu tiên ở chóp và mép lá tạo thành vệt màu nâu, lan dần vào phiến lá thành mảng lớn, màu nâu xám, phân biệt rõ với phần xanh của lá, mảng cháy có khi chiếm trên 1/2 diện tích lá. trên vết bệnh có những chấm đen nhỏ là ổ bào tử. lá bệnh nặng chuyển màu vàng và rụng. bệnh phát sinh chủ yếu trên lá già.

Điều kiện phát sinh bệnh: nấm hình thành phân sinh bào tử hình thoi, gồm 5 tế bào, 3 tế bào giữa lớn, màu nâu, 2 tế bào ở 2 đầu nhỏ, không màu. phía đỉnh bào tử có 3 sợi lông ngắn. Bào tử tồn tại trên lá bị bệnh rất lâu. bệnh phát sinh vào cuối mùa thu khi cây có nhiều lá già, sinh trưởng chậm, đất thiếu chất dinh dưỡng, nhất là trong chậu ít bón phân.

Biện pháp phòng trừ: bón phân đầy đủ, cân đối npk, ngắt bỏ lá già, lá bệnh, định kỳ phun thuốc gốc đồng và phân bón lá cho cây.

 

Bệnh vàng lá

Tác nhân: bệnh sinh lý

Triệu chứng, tác hại: lá non có màu vàng nhạt hoặc trắng bạc, các gân lá còn xanh, phiến lá hơi bị cong, cây sinh trưởng chậm lại.

Điều kiện phát sinh bệnh: nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do thiếu chất dinh dưỡng. cây mai trồng trong chậu, đất xấu, ít được bón phân, thường bị bệnh vàng lá ở lá non và bệnh cháy lá ở lá già.

Biện pháp phòng trừ: bón đầy đủ phân.khi có hiện tượng vàng lá, ngoài bón phân nên kết hợp phun phân bón lá có chất vi lượng, cây sẽ mau hết bệnh.

 

Rệp sáp

Tên khoa học : dysmiccocus sp.

Bộ cánh đều : homoptera

Họ rệp sáp giả : pseudococcidae

Đặc điểm sinh học và tác hại: rệp cái đẻ trứng thành ổ xếp chổng lên nhau. sau một tuần, rệp non nở ra sống ở kẽ lá, chùm hoa, chùm quả rệp non lột xác 4 – 5 lần trong vòng 4 tuần lễ. vòng đời rệp khoảng 40 – 60 ngày tùy điều kiện nhiệt độ. khí hậu nóng và ẩm thích hợp cho rệp phát triển.rệp hút nhựa cây làm đọt xoăn lại, lá vàng, cây sinh trưởng kém. cây có rệp thường có kiến và nấm bồ hóng đen. rệp còn là môi giới truyền bệnh virus cho cây .rệp sáp dysmicoccus sinh sống phá hại nhiều loại cây.

Biện pháp phòng trừ: dùng tay giết rệp. khi cần thiết thì phun các loại thuốc pyrinex, supracide, polytrin, monster.

 

Bọ cánh tơ

Chích hút dinh dưỡng ở lá non, triệu chứng thể hiện dưới mặt lá non là 2 vệt màu xám song song với gân chính. đọt non bị hại thường sần sùi, cứng và dòn, hai mép lá và chóp lá cong lên. khi bị hại nặng lá bị rụng, nhất là lá non. bọ non sống tập trung ở đọt non, gân lá non, ít di chuyển. bọ gây hại nặng vào mùa khô. mùa mưa mật số bọ giảm.

biện pháp phòng trừ:

  • -tưới ướt lá và bề mặt đất để tiêu diệt nhộng trong đất.
  • -cắt tỉa liên tục để hạn chế nguồn thức ăn của bọ.
  • -sử dụng thuốc: pyrinex, confidor, admire, sherpa....

 

Bọ xít (helopeltis theivora w.)

Triệu hứng gây hại: bọ xít thường chích hút nhựa cây bằng cách chích vào các cành non của cây, tạo thành vết u nổi sần sùi, gây hại nặng có thể làm chết cành, chết cây.

Bọ xít thường đẻ trứng ở nách 2 nhánh giao nhau.

Các loại thuốc được dùng như bi58 40 ec (15 – 20 ml/bình 8 lít), supracide 40 ec (5 – 7 ml/bình 8 lít).

Facebook Gọi điện Gửi tin nhắn Zalo Zalo Liên hệ